Cộng tác viên (CTV) thân mến!
25/11/20214 phương pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón
08/12/2021Theo báo Yahoo Japan News vào ngày 11/11/2021, một kết quả nghiên cứu tại Vương quốc Anh đã công bố trên tạp chí Nature vào ngày 10/11 đã cho rằng một số người nhất định khó bị nhiễm vi rút corona và điều này có thể dẫn đến việc phát triển một loại vắc xin hoàn toàn mới.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học College London (UCL) – Vương quốc Anh đã điều tra tình trạng lây nhiễm và phản ứng miễn dịch của các nhân viên y tế tại thành phố London vào năm 2020 trong đợt bùng phát dịch đầu tiên của vi rút corona.
Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm thường được coi là có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng kết quả điều tra cho thấy, khoảng 15% trong số họ chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính.
Khi kiểm tra máu của những người này, họ đều có đặc điểm chung, đó là sự gia tăng các tế bào miễn dịch được gọi là “Tế bào T” hay còn gọi là “tế bào sát thủ” trong cơ thể.
Tế bào T là gì?
“Tế bào T” là một loại tế bào miễn dịch có đặc tính nhận dạng các tế bào bị nhiễm vi rút, tấn công và loại bỏ chúng một cách mạnh mẽ. Vì vi rút có thể bị loại bỏ trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm nên vi rút không thể lan truyền vào cơ thể và có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm.
Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được ai là người có xu hướng tăng “Tế bào T”. Trong tương lai, người ta kỳ vọng rằng, bằng cách điều tra đặc điểm chung của những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng không mắc bệnh sẽ dẫn đến việc phát triển một loại vắc xin hoàn toàn mới khác với các loại vắc xin thông thường.
Tế bào T và các loại vắc xin
Hiện nay, các loại vắc xin đang được sử dụng trên khắp thế giới tạo ra các bộ phận “protein gai” trong cơ thể làm bước đệm để vi rút lây nhiễm sang các tế bào, đồng thời tạo ra các “kháng thể” ngăn chặn khi vi rút thực sự xâm nhập.
Mặc dù đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tình trạng diễn biến nặng, nhưng nó có những điểm yếu như chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, hiệu quả kém trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, tác dụng sẽ yếu đi khi xuất hiện các vi rút đột biến.
Mặt khác, một loại vắc xin mới là cơ chế kích hoạt “Tế bào T” chứ không phải tạo ra kháng thể. Vì nó tấn công chính các tế bào bị nhiễm nên nó sẽ có hiệu quả ngay cả khi vi rút đột biến hoặc một loại vi rút hoàn toàn mới xuất hiện. Nó có khả năng mang lại hiểu quả đến vài năm, lâu hơn nhiều so với kháng thể.
Về kết quả của nghiên cứu này, Tiến sĩ Tetsuya Matsumoto thuộc Khoa Kiểm soát Truyền nhiễm, Bệnh viện Narita, Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế cho biết “Đây sẽ là một ứng cử viên đủ cho một loại vắc xin mới. Nếu đạt được điều này, nó sẽ phát huy tác dụng miễn dịch cao chống lại nhiều loại vi rút corona khác nhau và ngăn chặn việc đã tiêm vắc xin nhưng vẫn bị lây nhiễm “
Tiến sĩ Alexander Edwards tại Đại học Reading cho biết: “Những hiểu biết thu được từ nghiên cứu này góp phần quan trọng trong việc thiết kế các loại vắc xin khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ dẫn đến những tiến bộ hơn nữa trong phát triển vắc xin, bởi vì chúng ta cần tất cả các loại vắc xin.”
Tóm lại
Loại vắc xin mới này nếu được thực hiện, nó có thể có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm ngay cả khi phát hiện một loại vi rút corona mới xuất hiện. Trong tương lai, có thể sẽ đến ngày mà bối cảnh covid-19 chúng ta đang thấy sẽ trở nên hoàn toàn khác.
Đọc thêm: 5-ALA ngăn chặn sự lây nhiễm của vi rút gây bệnh COVID-19
Nguồn báo:
Người dịch: Thảo My
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
[blog_posts style=”normal” columns=”5″ columns__md=”1″ ids=”5653,2257,5582,4945,3120″ image_height=”56.25%”]