5 điều bạn nên biết khi bị cholesterol trong máu cao

Tại Hoa Kỳ, khoảng 13% người trưởng thành có tổng mức cholesterol cao. Giảm mức cholesterol có thể làm chậm, giảm hoặc thậm chí ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám trên thành động mạch, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim. Các phương pháp điều trị cholesterol cao chính là cải thiện chế độ ăn uống, giảm cân, tập thể dục và kê đơn thuốc nếu cần thiết.

Theo dữ liệu từ một cuộc khảo sát cả nước ở Hoa Kỳ, cholesterol trong máu cao là một trong 10 tình trạng bệnh hàng đầu mà mọi người sử dụng thêm các liệu pháp bổ sung chẳng hạn như thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng.

1. Cùng nỗ lực và trao đổi với bác sĩ, nhân viên y tế điều trị cho bạn.

Trao đổi với nhân viên y tế về các quy trình đã thiết lập để giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, hãy nhớ tham khảo ý kiến ​​về bất kỳ liệu pháp bổ sung nào bạn đang xem xét, chẳng hạn như thực phẩm bổ sung hàng ngày hay thực phẩm chức năng. Nó sẽ cung cấp cho bạn điều trị kết hợp và an toàn.

SẢN PHẨM THAM KHẢO

2. Cải thiện thói quen ăn uống.

Các axit béo bão hòa là những chất làm tăng mức LDL cholesterol (thường còn được gọi là “cholesterol xấu”) trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, nguyên nhân chính gây ra sự tích tụ cholesterol và làm suy giảm lưu lượng máu động mạch. Chế độ ăn nhiều axit béo bão hòa và chuyển hóa là nguyên nhân chính dẫn đến cholesterol trong máu cao. Ví dụ các thực phẩm chứa nhiều axit béo bão hòa: mỡ động vật, bơ động vật, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích,…

3. Quản lý cân nặng

Việc giảm trọng lượng dư thừa giúp làm giảm LDL và triglyceride (một loại chất béo trong máu và thức ăn), bên cạnh đó, HDL (thường còn được gọi là “cholesterol tốt” (ngăn cholesterol tích tụ trong động mạch) có thể được tăng lên.

4. Vận động

Tập thể dục thường xuyên (chẳng hạn như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày) có thể làm tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm chất béo trung tính. Ngoài ra cũng có thể giúp làm giảm LDL (cholesterol xấu) qua việc giảm cân nặng khi tập. Bạn có thể đặt mục tiêu tập thể dục tổng cộng ít nhất 150 phút mỗi tuần.

5. Kiểm tra bằng chứng khoa học về các thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng được bán trên thị trường nhằm mục đích cải thiện mức cholesterol.

Trước khi lựa chọn sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng nào, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ tác dụng và hiểu quả của chúng đối với tình trạng bệnh của bạn. Ví dụ các chất bổ sung như men gạo đỏ, hạt lanh và tỏi là những chất đang được thử nghiệm về việc giảm mức cholesterol. Nhưng đáng tiếc, không có bằng chứng nào chắc chắn rằng những chất bổ sung này có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol.

  • Men gạo đỏ

Một số sản phẩm men gạo đỏ có chứa một chất gọi là monacolin, chất này được tạo ra bởi nấm men. Về mặt hóa học, Monacolin K giống như thành phần hoạt chất của thuốc Rosuvastatin làm giảm cholesterol và có thể gây ra các loại tác dụng phụ và tương tác thuốc tương tự như Rosuvastatin. Các sản phẩm men gạo đỏ khác có chứa ít hoặc không chứa Monacolin K nên ta không biết liệu các sản phẩm này có hiệu quả gì đến mức cholesterol hay không. Tiếc rằng không có cách nào để biết có bao nhiêu Monacolin K trong hầu hết các sản phẩm men gạo đỏ. Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã quy định rằng các sản phẩm men gạo đỏ có chứa ngay cả một lượng nhỏ Monacolin K không được bán hợp pháp dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • Hạt lanh

Có nhiều kết quả khác nhau về thử nghiệm trên các chế phẩm hạt lanh để giảm mức cholesterol. Một đánh giá năm 2009 của một nghiên cứu khoa học về hạt lanh kiểm tra việc giảm mức cholesterol cho thấy mức cholesterol cải thiện vừa phải và được tìm thấy nhiều hơn ở phụ nữ sau mãn kinh và những người có mức cholesterol ban đầu cao.

  • Tỏi

Có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung tỏi có thể làm giảm nhẹ mức cholesterol trong máu, nhưng các thí nghiệm được tài trợ bởi Trung tâm Y học Tổng hợp và Bổ sung Hoa Kỳ (National Center for Complementary and Integrative Health – NCCIH)đã kiểm chứng tính an toàn và hiệu quả đối với ba sản phẩm tỏi (tỏi sống, viên bột tỏi khô và viên nén chiết xuất tỏi lên men) cho thấy không có tác dụng. Các thực phẩm bổ sung từ tỏi dường như an toàn đối với hầu hết người lớn, nhưng cần thận trọng nếu bạn dự định tiếp nhận phẫu thuật hoặc điều trị nha khoa, vì chúng có thể làm loãng máu theo cơ chế hoạt động tương tự như aspirin. Các chất bổ sung từ tỏi cũng đã được chứng minh là ngăn chặn tác dụng của thuốc saquinavir, được sử dụng để điều trị nhiễm HIV.

Tóm lại

Cholesterol trong máu cao là căn bệnh phổ biến vào ngày nay, một phần do thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh. Nếu bạn lỡ mắc phải căn bệnh này thì cũng đừng quá lo lắng vì đây là căn bệnh có thể cải thiện. Bạn nên tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên vận động, kiểm soát cân nặng thật tốt.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những thức ăn, đồ uống nào giúp ích cho việc giảm cholesterol. Nếu bạn muốn sử dụng thực phẩm chức năng để kết hợp vào việc điều trị thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn sản phẩm có độ an toàn, chất lượng và mang lại hiệu quả tốt.

Bạn có thể tham khảo qua sản phẩm Viên nén rau củ Organic từ nhà sản xuất Nhật Bản. Đây là sản phẩm được làm từ chiết xuất lên men của 32 loại rau củ quả hữu cơ, từ nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất đều đạt chứng chỉ hữu cơ JAS Nhật Bản nên rất an toàn cho sức khỏe. Nếu kiên trì sử dụng, Viên nén sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng mỡ máu cao, men gan cao, cholesterol LDL cao cũng như giúp hệ tiêu hóa và sức đề kháng được cải thiện đáng kể. Bạn hãy tìm hiểu và tham khảo qua sản phẩm nhé!

MUA HÀNG TẠI ĐÂY

Nguồn báo dịch: https://www.ejim.ncgg.go.jp/pro/communication/c03/14.html

Người dịch: Thảo My

BÀI VIẾT THAM KHẢO: