9 điều nên biết về hệ vi khuẩn đường ruột
13/11/2021Cộng tác viên (CTV) thân mến!
25/11/2021Những chất dinh dưỡng có trong rau củ giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Khả năng miễn dịch và sức đề kháng = Các loại rau củ
Trong rau củ chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau giúp cơ thể chúng ta tăng cường khả năng miễn dịch.
Thế nhưng, không phải cứ ăn nhiều rau đều giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch một cách hiệu quả. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cân bằng giữa các loại, biết rõ loại nào chứa những chất dinh dưỡng giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
Có 4 loại chất dinh dưỡng chính hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch: protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Và trong đó, có 3 chất dinh dưỡng dễ được hấp thụ thông qua việc ăn rau chính là chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những loại rau giàu chất dinh dưỡng ấy.
7 loại rau được khuyên dùng để tăng cường khả năng miễn dịch
Rau rất phong phú và tùy vào mỗi loại mà chất dinh dưỡng có trong nó cũng khác nhau.
Và đương nhiên là có rất nhiều loại rau chứa chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và với mỗi loại sẽ có những công dụng riêng biệt.
Sau đây là 7 loại rau củ giúp cơ thể chúng ta tăng cường khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.
Lá tía tô
Lá tía tô chứa các chất như β-carotene, canxi, vitamin B1, vitamin C, sắt, kali, axit α-linolenic.
Vitamin B1 tác động đến sự chuyển hóa đường trong cơ thể.
Khi cơ thể chúng ta thiếu vitamin B1, việc chuyển hóa đường thành năng lượng trở nên khó khăn hơn, lượng đường dư thừa sẽ tích tụ thành mỡ trong cơ thể dẫn đến tình trạng béo phì.
Ngoài lá tía tô, những chất dinh dưỡng ấy còn có nhiều trong các loại nấm hay thịt heo, chúng ta có thể ăn kết hợp để mang lại hiệu quả cao.
Rau mùi tây (hay còn được gọi là rau cần tây)
Rau mùi tây dồi dào chất dinh dưỡng như β-carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, sắt, canxi.
β-carotene (Beta-carotene) có đặc tính chống oxi hóa và giúp cho các niêm mạc hoạt động một cách khỏe mạnh.
Niêm mạc mũi, cổ họng và miệng có vai trò quan trọng đến khả năng miễn dịch, khi những niêm mạc này hoạt động khỏe mạnh sẽ giúp ta ngăn chặn những vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập vào cơ thể.
Tỏi
Tỏi chứa những chất như vitamin B1, kali, chất xơ và allicin. Hơn nữa, chất allyl sulfide có nhiều trong tỏi cũng như hành lá, hành tây sẽ được chuyển hóa một phần thành chất allicin trong cơ thể, có hiệu quả trong việc tăng cường miễn dịch. Allicin còn có tác dụng tăng hấp thụ vitamin B1 và B2. Vitamin B1 thúc đẩy quá trình phân hủy đường trong cơ thể, B2 thúc đẩy kích hoạt tế bào và quá trình trao đổi chất. Chúng giúp cơ thể phục hồi tình trạng mệt mỏi. Vì khi mệt mỏi tích tụ, nó cũng làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
Rau chân vịt (hay còn gọi là cải bó xôi)
Rau chân vịt rất dồi dào dinh dưỡng bởi nó chứa những chất như chất xơ, mangan, sắt, vitamin E, vitamin, C, vitamin B6, vitamin B2, vitamin B1 và β-carotene.
Chất xơ có hiệu quả trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn có tác dụng đào thải đường, chất béo, natri ra khỏi cơ thể. Từ đó có thể ngăn chặn các bệnh liên quan đến lối sống như cao huyết áp, đái tháo đường và béo phì.
Cà rốt
Bên cạnh sự phong phú của chất β-carotene, cà rốt còn dồi dào chất xơ, kali và lutein.
Chất β-carotene ngoài việc có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch nhờ vào sự chuyển hóa vitamin A trong cơ thể thì nó còn giúp ta chống lại việc bị khô giác mạc, mỏi mắt hay bệnh quáng gà cũng như phục hồi tính đàn hồi của cơ mắt.
Bí ngô (hay bí đỏ)
Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng từ vitamin C, vitamin E, β-carotene cho đến cân bằng các chất như sắt, kali, chất xơ.
Trong đó, chất sắt chiếm một lượng lớn trong bí ngô, khi ăn chúng, ta có thể ngăn ngừa được căn bệnh thiếu máu.
Vitamin E, β-carotene và vitamin C có trong bí ngô được xem là ba loại vitamin chính trong việc chống oxy hóa. Vì đây là những vitamin tan được trong chất béo, nên chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất khi sử dụng chung với dầu như các món rau xào.
Bông cải xanh
Ăn bông cải xanh giúp ta cân bằng các chất như sulforaphane, chất xơ, kali, canxi, β-carotene, vitamin E, vitamin B1 và vitamin C.
Sulforaphane, vitamin C, vitamin E và β-carotene có trong bông cải xanh giúp chống oxi hóa một cách mạnh mẽ nên nó có tác dụng phòng ngừa ung thư, lão hóa thông qua việc vô hiệu hóa oxi hoạt tính. Ngoài ra vitamin E cũng có tác dụng chống oxy hóa cao hơn khi kết hợp với vitamin C.
Bên cạnh đó, vitamin C còn có nhiều trong khoai tây và củ sen, chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chức năng hoạt động của bạch cầu. Hơn nữa, chất xơ có trong bông cải xanh, củ sen và ngưu bàng có chứa các thành phần giúp chống lại các căn bệnh truyền nhiễm.
Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu rau trong một ngày?
Theo mục 2 của “Sức khỏe Nhật Bản 21” (Chính sách cơ bản để thúc đẩy toàn diện nâng cao sức khỏe quốc gia) đã nêu rằng, trung bình một ngày, chúng ta có thể ăn 350g rau, đó là một trong những mục tiêu để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống.
Thế nhưng, theo “Điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia” năm 2018 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thì số lượng tiêu thụ rau trung bình ở nam giới trưởng thành là 290g và 270g đối với phụ nữ trưởng thành.
Nghĩa là thiếu khoảng 70-80g so với chính sách, trong bữa ăn thực tế, nó tương đương với một đĩa rau bó xôi luộc nhỏ.
Các triệu chứng của cơ thể cảnh báo tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch
Khi cơ thể chúng ta thiếu rau sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đó là những ảnh hưởng như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một cách chi tiết.
Suy giảm môi trường đường ruột
Nhiều loại rau rất dồi dào chất xơ và vitamin, cả hai chất đó đều có tác dụng cải thiện môi trường đường ruột. Tuy nhiên, khi thiếu rau, môi trường đường ruột dễ bị suy giảm và như thế rất dễ dẫn đến táo bón hay tiêu chảy.
Da sần sùi, thô ráp
Môi trường đường ruột và tình trạng da của chúng ta có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ.
Khi môi trường ruột xấu đi, sản sinh ra các chất độc hại khác nhau, các chất này sẽ đi khắp cơ thể thông qua đường máu.
Và khi chúng đến da, khiến da trở nên thô ráp, sần sùi.
Những căn bệnh liên quan đến lối sống của mỗi người
Trong rau củ chứa rất nhiều chất xơ, chúng có chức năng hấp thụ lipid (chất béo), đường, natri và thải ra bên ngoài cơ thể.
Việc hấp thụ quá nhiều natri, đường và lipid chính là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến lối sống như béo phì, tiểu đường và huyết áp cao.
Vì vậy, thiếu rau sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống ấy.
Kết luận
Tóm lại, rau củ quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Hãy cẩn thận nếu cơ thể của bạn thiếu rau, ngoài việc làm suy giảm khả năng miễn dịch, nó còn dẫn đến các căn bệnh liên quan đến lối sống, các vấn đề về da và táo bón.
Hãy ăn khoảng 350g rau mỗi ngày theo mục tiêu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Nếu cảm thấy 350g là quá nhiều, không thể nào ăn hết, chúng ta có thể chế biến thành những món súp hay nước ép. Như vậy, việc ăn rau sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, với những ai không thích ăn trực tiếp hay không có thời gian chế biến, chúng ta có thể bổ sung rau thông qua các sản phẩm có chiết xuất lên men từ thực vật hữu cơ 100%, trong đó nổi bật là Viên nén rau củ – Organic Enzyme Supplement đến từ Nhật Bản, một kết tinh được làm nên bởi những đôi tay cần mẫn, kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khi kết thúc quá trình thành phẩm. Đây là một sản phẩm đáng để chúng ta trải nghiệm cho một lối sống khỏe mạnh!
Nguồn báo: https://www.euglab.jp/column/immunity/000332.html
Người dịch: Thảo My
Chỉnh sửa: Ngọc Quỳnh