Thế nào là chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư?
16/06/2021“Enzyme diệu kỳ” – điều bạn nên biết
06/07/2021Ảnh hưởng của thuốc dạ dày đối với cơ thể
Ngày nay nhiều người khi cảm thấy buồn nôn, khó chịu ở dạ dày đều lập tức uống thuốc. Bởi sau khi uống sẽ thấy dễ chịu hơn và hàng ngày đều mang theo thuốc bên mình.
Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào thuốc, bạn có thể cản trở hoạt động tự nhiên của cơ thể.
Axit dạ dày bị ức chế
Vốn dĩ dạ dày là cơ quan giúp bạn dễ dàng hấp thụ thức ăn để làm chất dinh dưỡng. Do đó, dạ dày tiết ra các thành phần như chất nhầy và axit dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Trong số đó, vì axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc phản ứng hóa học thức ăn thành các enzyme tiêu hóa, thế nên thiếu axit dạ dày có thể khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn.
Ngoài ra, thành phần trong axit đó có tính axit mạnh nên nó còn có chức năng diệt khuẩn bám vào thức ăn, là thành phần không thể thiếu để hỗ trợ sức khỏe cơ thể.
Mặt khác, khi axit tiết ra quá nhiều có thể khiến dạ dày bị khó chịu và ợ chua.
Axit dạ dày được tiết ra mạnh mẽ khi tiêu thụ quá nhiều rượu và caffein nên những người thường xuyên uống cà phê và nước tăng lực sẽ dễ bị đau dạ dày hơn.
Con người ngày nay hấp thụ nhiều caffeine, vì thế quá trình tiết axit dạ dày dễ dàng được đẩy mạnh và họ rơi vào một vòng luẩn quẩn với việc phụ thuộc vào thuốc.
Vì thuốc có tác dụng ức chế axit trong dạ dày nên nếu uống thuốc thường xuyên thì lượng enzyme tiêu hóa sẽ không được tiết ra đủ dẫn đến tình trạng ngày càng khó chịu thêm.
Quen với việc uống thuốc dạ dày hàng ngày
Nên chú ý rằng việc uống thuốc hàng ngày có thể trở thành thói quen.
Khi thường xuyên uống thuốc, axit dạ dày không được tiết ra đúng cách sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến cơ thể bị khó chịu.
Nói tóm lại uống thuốc trị đau dạ dày sẽ khiến chúng ngày càng tồi tệ hơn.
Để thuốc không ảnh hưởng đến hoạt động tự nhiên của dạ dày và cơ thể, hãy trao đổi với bác sĩ và chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
Điều quan trọng là tránh tình trạng ợ chua và no bụng sau bữa ăn
Cảm giác buồn nôn và ợ chua gây khó chịu và cản trở công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Xem lại chế độ ăn uống và lối sống của bạn trước khi dùng đến các loại thuốc chữa bệnh dạ dày để ngăn chặn tình trạng tiết quá nhiều axit dạ dày.
Ăn uống quá nhiều là điều không tốt
Những người cảm thấy buồn nôn và đau dạ dày thường bị tiết quá nhiều axit do ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều.
Nếu ăn hoặc uống nhiều hơn sức chứa của dạ dày sẽ gây quá tải và tiêu hóa kém, là nguyên nhân dẫn đến việc khó chịu.
Ăn uống quá độ sẽ khiến dạ dày hoạt động lâu hơn, gây rối loạn đến nhịp tiêu hóa.
Đặc biệt, nếu ăn thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia sẽ tiêu hao nhiều enzyme tiêu hóa, hoặc ăn thực phẩm chứa ít enzyme tiêu hóa, dạ dày sẽ càng chịu áp lực hơn, vì vậy cần phải chú ý đến những gì bạn ăn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cho rằng các enzyme được tạo ra trong cơ thể không phải là vô tận.
Do đó, nếu ăn quá no, enzyme tiêu hóa sẽ bị tiêu hao mạnh mẽ, bạn sẽ cảm thấy đầu óc thơ thẩn và buồn ngủ.
Ngược lại, nếu ăn vừa bụng không quá no sẽ ức chế việc tiêu thụ enzyme tiêu hóa, enzyme chuyển hóa sẽ được kích hoạt theo lượng đó và điều đó tương quan đến việc cơ thể hoạt động bình thường.
Những thói quen tốt cho dạ dày
Để có một cuộc sống khỏe mạnh cho dạ dày, điều quan trọng là phải xem lại lối sống và thói quen ăn uống. Chỉ cần bạn có ý thức và bỏ ra một chút công sức.
Không hút thuốc và uống quá nhiều rượu bia
Điều bạn nên lưu ý trong thói quen ăn uống chính là hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.
Thuốc lá và rượu có chứa độc tố, vì vậy gan sẽ sử dụng một lượng lớn các enzyme chuyển hóa để phân hủy chúng.
Việc tiêu thụ thuốc lá và rượu bia hàng ngày sẽ làm lãng phí một lượng lớn các enzyme trong cơ thể mỗi ngày, ảnh hưởng xấu đến không chỉ các bộ phận như gan mà toàn bộ cơ thể.
Hơn nữa, thuốc lá và rượu bia tạo nên các enzyme hoạt động. Enzyme hoạt động là chức năng mà cơ thể chuẩn bị sẵn để chống lại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Khi đưa thuốc lá hoặc rượu vào cơ thể, các enzyme hoạt động sẽ tăng lên quá mức và làm tổn thương tế bào. Sau đó, để ngăn chặn lượng enzyme hoạt động quá mức, các enzyme chuyển hóa có chức năng chống oxy hóa được tăng cường sử dụng, thế nên một lượng lớn enzyme trong cơ thể sẽ bị lãng phí.
Enzyme và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người là điều mà chúng ta ai cũng cần phải biết. Đối với những ai thường uống rượu bia và hút thuốc thì cần phải chú ý việc bổ sung enzyme nhiều hơn.
Uống rượu và hút thuốc gây ra vấn đề kép là chất chống oxi hóa và phân hủy độc tố. Vì vậy thói quen này cần được xem xét lại.
Để trống dạ dày khi đi ngủ
Những người ăn uống thất thường và ăn tối ngay trước khi đi ngủ có thể gây căng thẳng lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.
Khi ngủ là thời gian không chỉ cơ thể, não bộ mà cả hệ tiêu hóa cũng được nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nếu bạn ngủ ngay sau khi ăn, thức ăn sẽ vẫn còn trong hệ tiêu hóa, dạ dày và ruột sẽ tiếp tục hoạt động mà không được nghỉ ngơi.
Do sử dụng enzyme để tiêu hóa nên các enzyme chuyển hóa vốn dĩ phải hoạt động lại không hoạt động hết nên quá trình phục hồi tế bào và chuyển hóa các chất gây mệt mỏi không được thực hiện.
Vì thế, dù bạn có ngủ đi chăng nữa cũng không thể thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, hoặc cảm giác cơ thể uể oải gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, thức ăn bị ứ đọng lâu ngày trong ruột có thể dẫn đến môi trường đường ruột bị xấu đi. Nếu bạn thực sự muốn ăn gì đó trước khi đi ngủ, bạn nên ăn những loại trái cây dễ tiêu hóa vì thời gian chúng di chuyển từ dạ dày đến ruột chỉ trong khoảng 30 đến 40 phút.
Tổng kết
Khi bị đau dạ dày, bạn có thể uống thuốc để điều trị, nhưng sau đó, ngay cả khi bạn cảm thấy tình trạng đã cải thiện tạm thời thì nó có thể sẽ gây áp lực lên dạ dày và đường ruột.
Nếu bạn nghĩ đến sức khỏe về lâu dài, điều quan trọng là phải ghi nhớ một chế độ ăn uống hấp thụ các enzyme có trong thực phẩm và sống mà không lãng phí các enzyme bên trong cơ thể.
Nguồn báo: https://drshinya.jp/column/wrong-method-stomach/
Người dịch: Thảo My
Chỉnh sửa: Ngọc Quỳnh