Phương pháp trị liệu ung thư bằng vắc xin
05/01/2021Táo bón – mối nguy hại tiềm ẩn
12/01/2021Theo nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng đường ruột ảnh hưởng lớn đến cảm xúc cơ bản, độ nhạy cảm với cơn đau, hành vi xã hội và phán đoán của con người thông qua tương tác với các vi sinh vật có trong ruột.
Vậy vi sinh vật là gì? Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rút,… Chúng được gọi chung là vi sinh vật. Trong hệ đường ruột của con người chứa lượng vi sinh vật nhiều gấp 100.000 lần tổng dân số trên trái đất.
Dự án nghiên cứu hệ vi sinh vật của con người
Về sự tồn tại của các vi sinh vật này, “Dự án hệ vi sinh vật ở người” được tiến hành thủ công bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH) vào tháng 12 năm 2007 với mục đích xác định và phân tích các vi sinh vật đang tồn tại trong cơ thể người. Dự án này đã cống hiến rất lớn trong ngành y học. Dự án này nhằm chứng minh vai trò của vi sinh vật trong quá trình trao đổi chất và di truyền của cơ thể con người. Hơn thế nữa vi sinh vật còn tham gia vào các hoạt động sinh lý và tác động đến khuynh hướng bị bệnh của con người.
Kể từ khi có dự án này, vai trò của hệ vi sinh vật đã được đề cao. Không chỉ trong lĩnh vực y học, mà các lĩnh vực như tâm thần học và phẫu thuật cũng áp dụng nó vào chữa trị.
Hiện nay các nghiên cứu về hệ vi sinh vật đang được tiến hành không chỉ trong cơ thể con người mà còn trong môi trường, thực vật, biển sâu và khí quyển.
Có phải bệnh tự kỷ và suy giảm trí nhớ là do thiếu đa dạng vi sinh vật đường ruột không?
Các chủng loại vi sinh vật đường ruột có thể so sánh với dấu vân tay của con người vì mỗi người sẽ có một hệ vi sinh vật khác nhau.
Các loại vi sinh đường ruột của con người khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như gen, hệ vi sinh vật thừa hưởng từ mẹ, hệ vi sinh vật giống nòi gia đình, thói quen ăn uống, tình trạng não và tim. Hơn thế nữa, sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời.
Đặc biệt trong ba năm đầu đời thì sự đa dạng của quần xã vi sinh vật được thiết lập ở mức độ thấp. Khi trưởng thành sẽ ở mức độ cao hơn và có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.
Do đó, trẻ sơ sinh với tính đa dạng hệ vi sinh vật thấp sẽ dễ mắc các chứng rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ và rối loạn lo âu. Khi về già khi tính đa dạng giảm sút, thì đó là một trong những giai đoạn hình thành các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Từ đó, người ta cho rằng khi giảm tính đa dạng của vi sinh vật đường ruột sẽ có nguy cơ gây ra các rối loạn khác nhau.
Bệnh suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer không chỉ có ở những người cao tuổi. Hiện nay số lượng người vị thành niên đang mắc phải đang tăng lên. Người ta nói rằng những bệnh trên sẽ có dấu hiệu ở độ tuổi 30 đến 40.
Đặc biệt, ở những người trẻ tuổi ăn uống thất thường, hay đi ăn ngoài nhiều thì hệ vi khuẩn đường ruột sẽ bị rối loạn, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Trong 100 năm tuổi thọ, để sống tốt chúng ta nên điều chỉnh ngay sự đa dạng của hệ vi khuẩn đường ruột.
Tham khảo
Nguồn bài dịch:
- https://www.asahi.com/relife/article/12682841
- https://www.e-healthnet.mhlw.go.jp/information/food/e-05-003.html
Sản phẩm được nhắc đến trong bài: