Kết quả giảm khối u ruột của men ITO-probio
12/11/2022Tin vui – công nghệ lên men ITO được công nhận Bằng sáng chế tại Mỹ.
20/04/2023Vừa qua, nhân sự kiện đau lòng về việc một học sinh cấp 3 ở khoa phổ thông, trường ĐH Vinh (Nghệ An) đã tự tử, chúng tôi đã tìm kiếm các nghiên cứu thống kê ở Nhật Bản, nơi mà việc “tự tử ở giới trẻ” cũng đang là vấn đề nhức nhối.
Xin gửi đến các bạn, các phụ huynh và đặc biệt là các tổ chức quản lý có liên quan bài dịch này với hi vọng đóng góp thêm một vài kiến thức, góc nhìn cụ thể để giúp có những giải pháp tốt hơn cho con em chúng ta.
Bài điều tra của tổ chức “The Nippon Foundation” – Nhật Bản, một tổ chức hoạt động vì xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em và người trẻ muốn tự tử có mối liên hệ mật thiết với các trải nghiệm “ijime – bắt nạt” và “futoko – không đến trường”. Họ có thể nói chuyện với ai về vấn đề này?
Những điểm chính của bài báo
- Người trẻ Nhật Bản cứ 4 người sẽ có 1 người từng có ý nghĩ tự sát và cứ 10 người sẽ có 1 người đã từng tự sát không thành.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ý nghĩ tự sát và tự sát không thành là BẮT NẠT và nguyên nhân KHÔNG ĐẾN TRƯỜNG cũng có liên quan rất chặt chẽ
- Điều cần thiết nhất đối với những người trẻ đang phải đối diện với khó khăn, là việc người lớn để ý lắng nghe tiếng nói của họ.
Người viết: Ban Biên tập tạp chí Nippon Foundation
Trong số những người trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 22 đang sống ở Nhật Bản, cứ 4 người thì có 1 người nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử và cứ 10 người thì có 1 đã từng tự tử không thành. Kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện bởi The Nippon Foundation cho thấy một nửa nguyên nhân dẫn đến việc tự sát là do các vấn đề ở trường học. Trong vấn đề ở trường học, hơn một nửa nguyên nhân đến từ việc BẮT NẠT.
Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn những quyết định đáng buồn này của giới trẻ – thế hệ sẽ dẫn dắt tương lai? Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát, chúng tôi muốn xem xét tình hình hiện tại và tìm kiếm manh mối cho một giải pháp.
30% trong số những người trẻ trả lời đã từng nghiêm túc cân nhắc về việc tự tử.
Bạn có biết việc tự tử chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong giới trẻ ở Nhật Bản?
Vào năm 2018, trong vòng 1 năm đã có 20.598 người Nhật (trung bình 56 người/ngày) tự kết liễu đời mình. Đây là mức cao nhất trong số bảy quốc gia phát triển và Nhật Bản là quốc gia duy nhất mà tự tử là nguyên nhân gây tử vong số một trong giới trẻ.
Để ứng phó với tình hình này, Nhật Bản đã thực hiện những sửa đổi lớn đối với “Đạo luật cơ bản về các biện pháp đối phó với tự sát vào năm 2016”, bắt buộc mỗi đơn vị hành chính từ nhỏ nhất đến lớn nhất đều phải xây dựng biện pháp ngăn chặn nạn tử tự.
Trong bối cảnh đó, Nippon Foundation hợp tác với Quận Nagano và Phường Edogawa của Tokyo đã khởi động “Dự án đối phó tự tử của Nippon Foundation để hỗ trợ cuộc sống” vào năm 2016.
Để giảm thiểu số người bị dồn đến mức phải tự sát, chúng tôi đang xây dựng và triển khai “Mô hình Thực hành biện pháp đối phó với tự sát”.
Lần này, chúng tôi xin báo cáo kết quả của “Khảo sát nhận thức về tự tử” được thực hiện như một phần của dự án này vào năm 2018, tập trung vào phản hồi của giới trẻ.
Đầu tiên, về tình trạng “có ý định tự tử” (có suy nghĩ nghiêm túc về việc tự tử) và “tự tử không thành” (đã từng tự tử nhưng không thành) của thanh niên từ 18 đến 22 tuổi. Trung bình có 30% nam giới và nữ giới đã từng có ý định tự tử và 11% người đã từng tự tử không thành. Tuy nhiên, khi xem xét kết quả có phân biệt giới tính, thì ở cả hai trường hợp số nữ giới đông hơn.
Biểu đồ: Tỷ lệ ý định tự tử của giới trẻ theo giới tính
Tỷ lệ những người
đã từng nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử ở nam giới là 26% và nữ giới là
34%
Biểu đồ: Tỷ lệ tử tự không thành của giới trẻ theo giới tính
Tỷ lệ những người đã từng tự tử không thành ở nam giới là 9% và nữ giới là 13%
Nguyên nhân nào khiến người trẻ tuổi lại có ý định tử tử? Sau khi
khảo sát bằng trắc nghiệm nhiều lựa chọn (multiple answers) và viết mô tả, kết
quả thu được gần một nửa số người trả lời rằng “vấn đề ở trường học”
(48%) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tự tử. Ngoài ra, “vấn đề gia đình”
(33%) và “vấn đề sức khỏe” (24%) cũng rất phổ biến. Nhìn vào kết quả
theo giới tính, 12% phụ nữ cho rằng “vấn đề gia đình” là nguyên nhân.
Biểu đồ: Tỷ lệ nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử theo giới tính
Ba
nguyên nhân hàng đầu gây ra vấn đề tự tử là “vấn đề trường học”,
“vấn đề gia đình”, và “vấn đề sức khỏe”, trong đó tỷ lệ của
nữ giới cao hơn so với nam giới.
Biểu đồ: Tỷ lệ nguyên nhân dẫn đến tự tử không thành theo giới tính
Khi hỏi nguyên nhân dẫn đến việc tự tự không thành, ba nguyên nhân hàng đầu tương tự như nguyên nhân có ý định tự sát. Tuy nhiên, đối với đối tượng nữ giới thì “vấn đề gia đình” cao hơn “vấn đề học đường”.
Vậy 48% người trẻ đang đối mặt với “vấn đề trường học” thì cụ thể đó là những rắc rối gì? Khi được yêu cầu mô tả thêm, 49% cho biết rằng nguyên nhân của họ là bị BẮT NẠT – bị gây những thiệt hại về thể chất và tinh thần từ người khác trong trường học. Bởi vì 1/4 người có ý định tự tử hoặc đã từng tự tử không thành trả lời vì nguyên nhân bắt nạt, nên vấn đề “bắt nạt” đối với người trẻ có thể được coi là rất nghiêm trọng.
Về 32% người trẻ nêu ra “vấn đề gia đình”, trong đó 65%
cảm thấy nguyên nhân là do bất hòa trong các mối quan hệ gia đình, như vợ chồng,
cha mẹ, con cái, họ hàng hoặc vợ chồng đã ly hôn. Vấn đề này ảnh hưởng đến 1/5
số người trẻ có suy nghĩ tự tử hoặc đã từng tự tử nhưng không thành
Biểu đồ: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có ý định tự tử và tự tử không thành theo giới tính
Các mối quan hệ giữa người với người ở gia đình hay trường học là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến có ý định tự tử và tự tử không thành.
Để tìm hiểu liệu các vấn đề nghiêm trọng như “bắt nạt”
hay “gia đình bất hòa” có thể là nguyên nhân của tâm lý không ổn định
và suy nghĩ về tự tử của giới trẻ, một nghiên cứu đã được thực hiện để xem tỷ lệ
kết hợp giữa “bắt nạt”, “gia đình bất hòa” và các vấn đề
khác của những người đã đưa ra nhiều vấn đề. Kết quả cho thấy, tỷ lệ độc lập của
“bắt nạt” cao hơn tỷ lệ kết hợp và đạt 22%. Điều này cho thấy “bắt
nạt” có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ độc lập của “gia
đình bất hòa” chỉ đạt 7%, trong khi tỷ lệ kết hợp giữa “gia đình bất
hòa” và “bắt nạt” đạt mức cao nhất là 12%. Có thể nhận định rằng
các vấn đề liên quan đến gia đình và người thân của giới trẻ đang gặp phải vấn
đề “bắt nạt” tại trường học cùng một lúc.
Biểu đồ: Tổng tỷ lệ Bắt nạt trong vấn đề học đường với các vấn đề khác
Biểu đồ: Tỷ lệ Gia đình bất hòa với các vấn đề khác trong các vấn đề gia đình
Việc “không đến lớp” có quan hệ mật thiết đến ý định tự tử và nỗ lực tự tử
Đối với người trẻ tuổi, các vấn đề học đường đã được phát hiện có liên quan đến nhiều nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử và nỗ lực tự tử. Vì vậy, lần này chúng tôi muốn đi sâu vào mối liên hệ giữa các việc liên quan đến trường học với ý định tự tử và nỗ lực tự tử.
Không chỉ trong một năm qua hãy cùng xem xét mối quan hệ giữa việc đã trải qua ý định tự tử với các việc liên quan đến trường học. Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ trung bình của cả nam và nữ được hỏi từng có ý định tự tử là 30%. Tuy nhiên, 49% đến từ “Người học lực kém” và 51% từ “Người từng trải qua việc bất hòa trong trường”, một nửa người trẻ tuổi đều có ý định tự tử.
Hơn nữa, trường hợp “Người từng bị bắt nạt” chiếm 58% và “Người từng không đến lớp” chiếm 68% đều từng có ý định về việc tự tử. Điều này cho thấy rằng, không chỉ những vấn đề gần đây mà cả những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến trường học từ trong quá khứ đều có mối quan hệ mật thiết với ý định tự tử.
Biểu đồ: Có hay không những trải nghiệm ở trường học trong quá khứ và những ý nghĩ tự tử trong quá khứ
60~70% những người từng bị “trốn học” và “bị bắt nạt”đã nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử
Việc cố gắng tự tử cũng tương tự có liên quan
với những trải nghiệm ở trường học. Nếu nhìn vào con số tổng thể thì chỉ có 11%
những người từng cố gắng tự tử nhưng con số này tăng gấp đôi lên 22% đối với
“Người từng bị điểm kém” hoặc “Người từng trải qua mối quan hệ
bất hòa”. Với “Người từng bị bắt nạt” chiếm 24% và “Người
không đến lớp” chiếm 31% thì con số tăng lên đáng kể do các vấn đề ở
trường học.
Biểu đồ: Có hay không những trải nghiệm ở trường học trong quá khứ và việc nỗ lực tự tử trong quá khứ
20 ~ 30% thanh thiếu niên bị “trốn học” và “bị bắt nạt” từng có ý định tự tử
Tiếp đây, chúng tôi sẽ xác nhận mối liên hệ giữa những vấn đề tiêu cực ở trường học đã xảy ra cách đây hơn một năm với ý định tự tử và nỗ lực tự tử cách đây hơn một năm. Kết quả, chúng tôi nhận thấy rằng “Futoko – không đến lớp” có tác động đáng kể đến ý định tự tử và nỗ lực tự tử.
Trong số những người từng “Futoko – Không đến lớp” thì số thanh niên có ý định tự tử cao gấp 3,3 lần và số người trẻ tuổi suy nghĩ nghiêm túc về việc tự tử cao gấp 2,5 lần so với những người chưa từng “Futoko – Không đến lớp”
Hơn nữa, so với những người chưa từng trải
qua, số người trẻ tuổi cố gắng tự tử vì “Bắt nạt” nhiều hơn gấp 2,2
lần và gấp 1,5 lần vì “Mối quan hệ bất hòa”, đối với việc cố gắng tự
tử thì người trẻ tuổi từng bị “Bắt nạt” nhiều hơn gấp 1,6 lần còn
người từng có “Mối quan hệ bất hòa” thì gấp 1,9 lần.
Biểu đồ: Ảnh hưởng của những trải nghiệm ở trường học trong quá khứ đối với ý định/nỗ lực tự tử trong quá khứ
“Futoko – Không đến lớp” có liên quan rất lớn đến ý định tự tử và nỗ lực tự tử
Dựa theo những điều trên, những trải nghiệm tiêu cực ở trường học có liên quan chặt chẽ đến ý định/ nỗ lực tự tử, đặc biệt là ảnh hưởng từ “Futoko – Không đến lớp”. Tuy nhiên, không thể nói rằng “Futoko – Không đến lớp” nhất định là nguyên nhân. Có thể suy nghĩ “bắt nạt” hoặc “bất hòa trong mối quan hệ giữa người với người” có thể là nguyên nhân đằng sau việc học sinh không đến lớp.
Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy rằng việc học sinh không đến lớp và tình trạng học sinh không đến lớp có nguy cơ cao dẫn đến ý định/ nỗ lực tự tử. Có thể tránh được những kết quả tồi tệ nhất bằng cách có những hành động, việc làm phù hợp thể hiện theo dõi và quan tâm đến các em trong những tình huống như vậy.
Cũng cần lưu ý rằng nguy cơ có ý định/ nỗ lực tự tử sẽ giảm đi khi học sinh chuyển trường. Trong trường hợp các học sinh không đến lớp, việc hỗ trợ cho học sinh nơi mà bản thân học sinh cảm thấy yên lòng có thể hiệu quả hơn là buộc các em phải học ở một trường khác.
Người trẻ bị dồn vào đường cùng muốn dựa vào người thân thiết và quan trọng
Những người trẻ tuổi tìm đến ai để xin lời khuyên khi họ thực sự gặp khó khăn? Người nam trả lời “cha mẹ/ông bà“, “bạn bè (thời đi học)“, “người yêu“, “counselor – chuyên gia tư vấn/cố vấn” và “giáo viên (thời đi học)“, tiếp theo là người nữ trả lời “cha mẹ /ông bà,” “bạn bè (thời đi học)“, “người yêu“, “counselor – chuyên gia tư vấn/cố vấn” và “bạn bên ngoài trường học“.
Về “Trang web mở (public)” và “Trang web chỉ dành cho thành viên” thì tỷ lệ tham vấn ở “Trang web mở (public)” cao hơn và dường như là điểm đến tư vấn cho những người ở độ tuổi 10 và 20, đặc biệt là đối với nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tư vấn thông qua các trang web là 0-4%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ dành cho “bạn học (thời đi học)”, “người yêu”, “giáo viên (thời đi học)” và “counselor – chuyên gia tư vấn/cố vấn”.
Biểu đồ: Hỏi xin lời khuyên từ ai khi gặp khó khăn
Những câu trả lời phổ biến về người cho lời khuyên với cả nam và nữ là “cha mẹ/ông bà”, “bạn bè (thời đi học)”, “người yêu”, “counselor – chuyên gia tư vấn/cố vấn”.
Các nỗ lực cần thiết để ngăn chặn người trẻ tự tử trong tương lai là gì?
Dựa trên tình hình hiện tại, Tổ chức The Nippon Foundation đang xem xét các biện pháp phòng chống tự tử, chủ yếu tập trung vào người trẻ, thông qua sự hợp tác giữa chính phủ và cơ sở tư nhân. Nội dung dưới đây là cuộc trò chuyện với cô Kodama Nagisa, một nhân viên của Phòng phát triển Dự án nội địa của Nippon Foundation về nội dung của những biện pháp đó.
“Ở khu Edogawa thuộc Tokyo, chúng tôi đang tập trung vào việc giáo dục cho trẻ em về cách thức đưa ra thông báo SOS. Đó là một cách tiếp cận cho trẻ em, với thông điệp rằng khi các em cảm thấy khó khăn, không cần phải ngại mà hãy tìm ai đó để tâm sự” – Cô nói.
Cụ thể, chính quyền khu vực phát hành cho tất cả các học sinh tiểu học và trung học cơ sở danh sách “Địa chỉ liên lạc” dạng hình thức bí mật. Khi phân phát, nhân viên sẽ nói: “Nếu các em không biết nên liên hệ ai, hãy gọi cho tôi”. Đây là sự đẩy mạnh cho việc xây dựng một cộng đồng dễ dàng để trẻ em tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Ngoài ra, ở tỉnh Nagano, đã tổ chức một chuyến tuần hành để tuyên truyền về sự cần thiết của các biện pháp phòng chống tự tử nhắm đến các thị trưởng của các thành phố và thị trấn trong tỉnh.
“Nguyên nhân của tự tử thường được cho là do trầm cảm, vì vậy nhiều người nghĩ rằng lĩnh vực phúc lợi nên đáp ứng. Tuy nhiên, tự tử cũng thường được gây ra bởi các vấn đề như nghèo đói, rắc rối gia đình và còn nhiều thách thức phải được giải quyết bởi toàn xã hội.” – Cô chia sẻ.
Vấn đề tự tử phải được giải quyết một cách toàn diện với sự nhận thức của người liên quan. Mục đích của chuyến đi là để đạt được sự hiểu biết của các nhà lãnh đạo trong tỉnh về vấn đề này, tạo ra môi trường dễ dàng để giải quyết toàn tỉnh.
Chúng tôi đã hỏi ý kiến của cô Koguma, người tham gia vào các hoạt động này, về những nỗ lực cần thiết để ngăn chặn tự tử của giới trẻ trong tương lai. Cô nói: “Đối với những người đã cố gắng tự tử, điều quan trọng là có một hệ thống điều trị cho tâm trí và cơ thể. Một trong những điều đã được phát hiện từ nghiên cứu trước đây là, không chỉ giới trẻ, những người đã trải qua một lần cố gắng tự tử thường sẽ tiếp tục lặp lại hành động này. Ví dụ, nếu họ được đưa đến bệnh viện sau khi uống quá nhiều thuốc, điều trị sẽ không giải quyết được nguyên nhân của việc tự tử, vì họ sẽ tiếp tục cố gắng tự tử.”
Hầu hết những người bị đẩy đến tự tử đều đối diện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như làm việc mệt mỏi, chuyển việc đến một công ty “đen” và phải đối mặt với nợ nần… Những tình huống này xảy ra đồng thời, khiến cho họ rơi vào tình trạng suy sụp.
“Vì thế, điều cần thiết là sự hợp tác giữa các nhân viên hỗ trợ như y tá điều dưỡng, có kiến thức về hỗ trợ tâm lý và thể chất. Bằng cách tiếp tục giải quyết với nguyên nhân suy nghĩ tự tử cùng với việc chăm sóc sức khỏe thể chất, có thể ngăn chặn mong muốn tự tử tiếp của những người đã từng cố gắng tự tử. Theo kết quả khảo sát, hầu hết các người trẻ có suy nghĩ tự tử đều muốn tìm người để tâm sự gần gũi với họ, điều này cũng là gợi ý quan trọng cho các biện pháp ngăn chặn.”
“Tôi nghĩ nhiều người không biết phải phản ứng ra sao khi bạn bè, gia đình hoặc người yêu của họ nói “Em tự cắt cổ tay của mình rồi”. Do đó, tôi muốn thiết lập một hệ thống hỗ trợ sử dụng cuộc gọi điện thoại hoặc trò chuyện để cung cấp kiến thức cho những người nhận được những lời nói như vậy. Điều này cũng nên hữu ích cho các chuyên gia hỗ trợ như giáo viên người hướng dẫn những người trẻ gặp khó khăn về vấn đề học tập.” – Cô nói
Cuối cùng, cô Kodama cũng cho biết rằng việc tạo ra một xã hội nơi mà người trẻ trải qua bị “bắt nạt” hoặc “Futoko – Không đến lớp” có cơ hội để bắt đầu lại rất quan trọng. “Nếu có một nơi mà trẻ em có thể tương tác với xã hội theo cách khác mà không cần phải đến trường, tôi nghĩ rằng đó sẽ là một sự hỗ trợ lớn cho nhiều trẻ em” – cô chia sẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự hỗ trợ của những người lớn xung quanh.
“Nếu ai đó đến tâm sự với bạn, hãy lắng nghe và đồng cảm với họ. Đừng cố ép buộc họ theo quan niệm chung, hãy lắng nghe lời họ. Đối với những người trẻ bị dồn ép đến mức suy nghĩ về tự tử, điều quan trọng là có một người hiểu họ, họ sẽ cảm thấy được hỗ trợ rất lớn” – cô nói.
Người dịch: Thảo Hiền – Shiokaze / Review: Hoàng Triều – Shiokaze
Link gốc: https://www.nippon-foundation.or.jp/journal/2019/28707 (The Nippon Foundation)