Điều quan trọng trong phòng chống tái phát ung thư (p2)
07/12/2020Thực phẩm “BẨN” – thủ phạm số một gây ra bệnh ung thư
22/12/2020Bộ não và ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ruột được mệnh danh là “bộ não thứ 2” của con người.
Ruột là bộ não thứ hai
Mọi người thường hay nghĩ ruột đơn thuần là cơ quan tiêu hóa và hấp thụ. Nhưng không, ruột còn mang trong mình những chức năng vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người.
Ruột được gọi là “bộ não thứ hai” vì nó duy trì cân bằng nội môi trong môi trường cơ thể vô cùng phức tạp. Trong ruột chứa hơn 100 triệu tế bào thần kinh. Hoạt động của chúng tác động đến trạng thái tâm lý của chúng ta và đóng vai trò quan trọng với bệnh trầm cảm, Parkinson (liệt rung) hoặc Alzheimer (mất trí nhớ)…
Để hiểu ý nghĩa não bộ thứ hai, cần nghiên cứu xem nhiệm vụ của nó là gì? Một mặt ruột đảm nhiệm vai trò “phục vụ” hệ cơ bắp và các tuyến hạch phức tạp, cấu thành hệ tiêu hóa. Mặt khác liên tục theo dõi những gì diễn ra trong hệ thống tiêu hoá. “Đối với cơ thể chúng ta, bên trong dạ dày hoặc ruột thực sự là thế giới sôi động, đầy ắp những sự kiện tiềm tàng thú vị” – GS. Gershon cho biết.
Ruột là nơi chứa lượng Setoronin lớn nhất trong cơ thể
Serotonin là một chất hóa học có nhiều chức năng và đôi khi người ta gọi nó là “phân tử hạnh phúc”. Serotonin có khả năng sản sinh ra những cảm xúc hạnh phúc cho con người.
Trên thực tế, ruột là nơi chứa serotonin lớn nhất trong cơ thể, chiếm đến 95%.
Serotonin là một phân tử mang tín hiệu rất quan trọng giữa não và ruột, cũng như kiểm soát các dây thần kinh. Serotonin rất cần thiết không chỉ trong tiêu hóa, đường ruột mà còn cho giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn, tác động đến tâm trạng và sức khỏe nói chung của con người.
Các bạn đã từng trải qua những cảm giác như thế này chưa?
“Khi tôi lo lắng, tôi muốn đi vệ sinh”
“Tôi không thể lý giải được”
“Tôi sẽ đau bụng mỗi khi nghĩ đến người đó.”
Trên thực tế, sự giao tiếp phức tạp giữa não và ruột có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến đường ruột. Ví dụ như: khi bạn bị ức chế, suy nghĩ nhiều sẽ dễ dẫn đến đau bụng. Hơn nữa, về mặt giải phẫu, kết nối giữa não và ruột được kết nối bởi một hệ thống thần kinh duy nhất được gọi là hệ thống thần kinh ruột (ENS).
Kết luận
Với những lý do trên đã có thể giải thích được vấn đề vì sao người ta lại gọi ruột là “bộ não thứ hai”. Điều đặc biệt là bộ não thứ hai này được tạo nên từ 50 đến 100 triệu tế bào thần kinh. Và nó cũng được xem như là tủy sống của con người.
Não truyền thông tin đến ruột qua con đường dẫn truyền hai chiều. Bao gồm dây thần kinh, hormone,… và khi đến não nó sẽ kích thích các cơ quan nội tạng, rồi gửi tín hiệu đến ruột chỉ đạo điều chỉnh chức năng. Đây là tín hiệu dẫn truyền hai chiều.
Những tương tác chặt chẽ giữa não và ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt.
Nguồn bài dịch:
- https://www.shinagawa-zaitaku.com/bowel03.html
- https://www.taisho-direct.jp/simages/contents/column/body/preparation02/
Sản phẩm được nhắc đến trong bài:
Các bài viết liên quan (VN):