5 loại thực phẩm có thể là “gánh nặng” cho đường tiêu hóa!
08/09/2021Nhật Bản cảnh cáo 4 công ty quảng cáo “Nước Hydrogen chống lão hóa” do thiếu cơ sở khoa học.
23/09/2021Những ảnh hưởng sức khỏe khi thân nhiệt thấp
Nhiệt độ cơ thể và khả năng miễn dịch của con người có quan hệ mật thiết với nhau.
Khi nhiệt độ cơ thể thấp, hệ thống miễn dịch cũng sẽ suy yếu.
Vậy thực tế, nhiệt độ cơ thể khoảng bao nhiêu thì ổn?
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Khi nhiệt độ cơ thể giảm 0,5 độ, khả năng miễn dịch giảm 35%
Thân nhiệt càng cao thì khả năng miễn dịch càng mạnh.
Việc khi bạn bị cảm lạnh, sau đó bị sốt cao là vì cơ thể muốn tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại vi khuẩn của bệnh cảm lạnh.
Ngược lại, thân nhiệt càng thấp thì khả năng miễn dịch càng suy giảm.
Tình trạng “hạ thân nhiệt” là khi nhiệt độ cơ thể từ 35 độ C trở xuống.
Người ta nói rằng khi nhiệt độ cơ thể giảm 0,5 độ, khả năng miễn dịch giảm 35%.
Tế bào ung thư dễ dàng phát triển khi nhiệt độ cơ thể ở 35 độ C.
Vậy tại sao hệ thống miễn dịch suy yếu khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống?
Khi nhiệt độ cơ thể giảm, hoạt động của các enzyme trong cơ thể cũng giảm theo.
Cơ thể không đủ enzyme sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và làm giảm lưu lượng máu.
Máu có nhiệm vụ cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể và đào thải các chất cặn bã.
Trong máu cũng tồn tại các tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch.
Các tế bào bạch cầu đi vào máu và kiểm tra các chất lạ trong cơ thể.
Lúc này, nếu lưu lượng máu bị suy giảm hay thậm chí có chất lạ trong cơ thể thì sẽ khó thu thập các tế bào bạch cầu để nhanh chóng đào thải ra ngoài, do đó cơ thể sẽ bị vi khuẩn, vi rút đánh bại và dễ dàng sinh bệnh.
Như vậy, nhiệt độ cơ thể giảm, hoạt động của các enzym giảm theo và lưu lượng máu kém đi, dẫn đến khả năng miễn dịch suy yếu.
Nếu nhiệt độ cơ thể được giữ ở mức bình thường, hệ thống miễn dịch cũng có thể hoạt động bình thường.
Theo cách đó, bạn đang có một sức khỏe tốt.
Bài viết tham khảo: Enzyme diệu kỳ – Điều bạn nên biết
2. Nhiệt độ bình thường khoảng 36,5 độ C là lý tưởng
Nhiệt độ bình thường của một người khỏe mạnh được cho là khoảng 36,5 độ.
36,5 độ là nhiệt độ mà các enzyme trong cơ thể hoạt động tích cực nhất.
Hoạt động của các enzyme trong cơ thể cho phép hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.
Những người có nhiệt độ dưới 36 độ được cho là bị hạ thân nhiệt.
[ux_image id=”4777″]Khi hạ thân nhiệt, các enzyme trong cơ thể hoạt động kém và hệ thống miễn dịch có xu hướng suy yếu.
Tình trạng hạ thân nhiệt khiến chúng ta dễ bị ốm hơn.
Do đó, những người có nhiệt độ bình thường dưới 36 độ cần cải thiện cuộc sống và đưa thân nhiệt trở lại bình thường.
[scroll_to title=”1. Ăn đúng bữa”]5 cách để tăng nhiệt độ cơ thể của bạn
Nhiệt độ bình thường khoảng 36,5 độ sẽ góp phần giúp bạn có một sức khỏe tốt.
Nếu thấp hơn mức đó, bạn cần tăng nhiệt độ cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.
Thế nên, ngay cả khi bạn có nhiệt độ bình thường khoảng 36,5 độ C, từ bây giờ, bạn cũng nên biết cách tăng nhiệt độ cơ thể.
Vậy cụ thể, đó là những phương pháp gì? Dưới đây sẽ là 5 cách tiêu biểu dễ thực hành và mang lại hiệu quả cao.
1. Ăn đúng bữa
Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Và dĩ nhiên bạn nên hạn chế uống rượu và hút thuốc.
Nicotine chứa trong thuốc lá làm co mạch máu, dẫn đến máu lưu thông kém và nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp.
Ngoài ra, cồn có trong rượu có tác dụng tiết mồ hôi.
Khi bắt đầu uống rượu, lưu thông máu được cải thiện và nhiệt độ cơ thể tăng lên, nhưng khi dần dần đổ mồ hôi, cơ thể bạn sẽ trở nên lạnh.
Như vậy, rượu và thuốc lá có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, vì vậy bạn nên bỏ những thói quen đó.
Bữa ăn chính là năng lượng, do đó sau bữa ăn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên.
Về cơ bản, hãy ăn uống một cách điều độ với 3 bữa một ngày.
Ngoài chức năng tiêu hóa và hấp thụ, ruột còn có vai trò sinh nhiệt cho cơ thể.
Khi đường tiêu hóa bị lạnh, lượng nhiệt sinh ra sẽ giảm đi khiến thân nhiệt khó được tăng lên.
Chế độ ăn uống không cân bằng cũng gây căng thẳng cho đường tiêu hóa và có thể ngăn nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Khi hoạt động của đường tiêu hóa chậm lại do ảnh hưởng của chế độ ăn uống không cân bằng hay do căng thẳng, lượng nhiệt sinh ra trong ruột sẽ giảm đi.
Việc giảm lượng nhiệt do ruột tạo ra, nhiệt độ cơ thể sẽ khó được tăng lên.
Điều quan trọng là phải có chế độ ăn uống lành mạnh và giữ cho đường tiêu hóa không bị nhiễm lạnh.
Bài viết tham khảo: 9 điều nên biết về hệ vi khuẩn đường ruột
- Không ăn quá nhiều đồ lạnh
Để giữ cho đường tiêu hóa không bị lạnh, bạn không nên ăn quá nhiều thức ăn lạnh. Cố gắng ăn thức ăn và uống đồ nóng.
Thức ăn và đồ uống lạnh có thể giúp cơ thể bạn cảm thấy mát mẻ.
Đặc biệt là vào mùa hè, chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều đồ lạnh.
Nhưng điều quan trọng là mỗi người phải có ý thức ăn thức ăn ấm hoặc ở nhiệt độ bình thường.
Về việc bổ sung nước, bạn cũng nên cố gắng tránh uống nhiều nước lạnh.
[ux_image id=”4069″]Ngoài ra, cà phê và trà xanh được cho là làm lạnh cơ thể ngay cả khi bạn uống nóng, vì vậy không nên uống quá nhiều trong một ngày.
Tốt nhất là uống nước ở nhiệt độ bình thường, nước đun sôi để nguội hoặc trà đen nóng.
Bạn nên dùng nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Vì nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào buổi sáng nên nước nóng sẽ có tác dụng làm ấm cơ thể từ bên trong.
Uống nước nóng trước khi đi ngủ vào buổi tối sẽ làm ấm cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Hãy ăn hành lá và gừng
Các loại rau như rau ăn củ có thể tìm thấy trong đất được cho là có tác dụng làm ấm cơ thể.
Đặc biệt, nổi tiếng là hành lá và gừng.
Bạn có thể thử các món ăn như súp có bỏ hành lá và gừng, trà gừng và nước gừng mật ong.
[scroll_to title=”2. Nghỉ ngơi/ngủ đủ”]Ngoài ra, gừng khi được phơi khô còn có tác dụng làm ấm cơ thể hiệu quả hơn.
Một trong những phương pháp sử dụng hiệu quả chính là sử dụng chúng ở dạng bột và phơi khô.
Ngoài ra, người ta còn cho rằng thực phẩm trồng ở vùng lạnh và thực phẩm theo mùa vào mùa đông có đặc tính làm ấm cơ thể.
Súp miso cũng là một thực phẩm lên men, vì vậy bạn cũng nên thử ăn súp miso và các loại súp khác có bỏ thêm rau củ.
Hãy ghi nhớ những thức ăn giúp làm ấm cơ thể này nhé
Bài viết tham khảo: 7 loại rau giúp tăng cường khả năng miễn dịch
[scroll_to title=”3. Giữ cơ thể không bị lạnh”]2. Nghỉ ngơi / ngủ đủ
Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng dẫn đến việc tăng nhiệt độ cơ thể.
Chỉ cần nằm xuống và nghỉ ngơi, bạn có thể giảm việc tiêu thụ các enzyme trong cơ thể.
Khi lượng enzyme tăng lên, mức độ phục hồi cơ thể cũng tăng lên.
3. Giữ cho cơ thể không bị lạnh
Ngâm mình trong bồn tắm để giúp cơ thể không bị lạnh.
Cách làm ấm cơ thể từ sâu bên trong một cách hiệu quả là ngâm mình trong nước ấm 38-40 độ C trong thời gian khoảng 10-20 phút.
Bằng cách ngâm mình trong bồn tắm khoảng 10 phút mỗi ngày một lần, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng lên khoảng 1 độ.
Ngâm mình trong bồn tắm giúp cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện nhiệt độ cơ thể.
Nếu bạn chỉ tắm bằng vòi sen, nó sẽ làm mát cơ thể và khiến máu lưu thông kém.
Hãy cố gắng ngâm mình trong bồn tắm dù chỉ là 5 phút.
Thay vì ngâm mình nửa người, bạn nên ngâm toàn thân (ngâm toàn bộ cơ thể lên đến vai).
[ux_image id=”4780″] [scroll_to title=”4. Tập thể dục và massage”]Vào mùa hè, máy lạnh cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể giảm.
Nếu sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, sẽ gây căng thẳng đến các dây thần kinh tự chủ điều chỉnh thân nhiệt.
Cơ thể lạnh thường do mất cân bằng của dây thần kinh tự chủ, điều đó cũng có thể gây ra các rối loạn thể chất khác nhau.
Khi sử dụng máy lạnh, nên cài nhiệt độ khoảng 28 độ và chăm chỉ vận động cơ thể để máu không bị tắc nghẽn.
[scroll_to title=”5. Làm ấm cơ thể khi đi ngủ”]4. Tập thể dục và massage vừa phải
Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, tuần hoàn máu thường lưu thông kém.
Việc cải thiện lưu thông máu sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể.
Con người ngày nay thường ít vận động do cuộc sống bận rộn.
Do đó, người ta cho rằng số người bị hạ thân nhiệt ngày càng nhiều hơn.
Với việc tập thể dục và xoa bóp vừa phải, lưu thông máu sẽ được cải thiện và nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên.
Bài viết tham khảo: Duy trì thể lực và sức đề kháng trong mùa Covid-19
5. Làm ấm cơ thể khi đi ngủ
Bạn nên làm ấm cơ thể khi đi ngủ đặc biệt là khi trời chuyển lạnh.
Nhiệt độ cơ thể thấp vào ban đêm.
Một trong những nguyên nhân là vì khi ngủ hầu như không diễn ra các hoạt động thể chất nào như ban ngày.
Hai là giấc ngủ sẽ tự làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Khi bạn chìm vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể của bạn bị hạ thấp. Càng ngủ sâu, nhiệt độ cơ thể càng giảm.
Người ta tin rằng bản thân giấc ngủ sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể vì nó làm giảm lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể và giảm sự trao đổi chất.
Khi đi vào giấc ngủ, các mạch máu da ở tay chân dãn ra và nhiệt độ của tay chân bạn tăng lên.
Trẻ nhỏ khi đi ngủ, bàn tay rất ấm áp và người lớn cũng vậy.
Hơi nóng từ tứ chi thoát ra bên ngoài làm hạ thân nhiệt.
Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, nhiệt độ của não cũng giảm theo.
Vào ban ngày, chính giấc ngủ sẽ hạ nhiệt độ cơ thể để não được nghỉ ngơi, giảm mệt mỏi để không làm quá nóng bộ não đã sử dụng hết công suất.
Bạn cũng nên nghĩ ra những cách làm ấm cơ thể khi ngủ nhé!
Tóm lược
Tình trạng hạ thân nhiệt vốn thường gặp ở con người ngày nay.
Nó làm ta hiểu rằng, rất cần thiết để tăng nhiệt độ cơ thể để ngăn chặn sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Có năm cách để tăng nhiệt độ cơ thể mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên:
- Ăn đúng bữa
- Nghỉ ngơi / ngủ đủ
- Giữ cho cơ thể không bị lạnh
- Tập thể dục và massage vừa phải
- Làm ấm cơ thể khi ngủ
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cải thiện nhiệt độ cơ thể để có một cuộc sống lành mạnh nhé!
Nguồn báo: https://drshinya.jp/column/body-temperature/
Người dịch: Thảo My